Trà hoa hồng nguyên bông đang là sản phẩm đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam. Bởi có rất nhiều bà con trong mọi xóm làng, đang bàn tán xôn xao về công dụng hữu ích của trà hoa hồng nguyên bông này. Những bà con đã sử dụng trà nguyên bông rồi thì tấm tắc khen ngon. Còn những bà con chưa được sử dụng lần nào thì tìm kiếm, hỏi han, thắc mắc nơi nào bán chất lượng nhất.
Vậy thực hư trà hoa hồng nguyên bông là gì? Có công dụng như thế nào với sức khỏe? thì vẫn luôn là các câu hỏi bí ẩn. Để tìm hiểu sự thật thì bà con hãy đọc ngay bài viết được chia sẻ từ các chuyên gia của CỘNG ĐỒNG SEO VN nhé.
Trà hoa hồng nguyên bông là gì? Có vị gì?
Tính từ khoảng 50 năm trước cho đến thời điểm hiện tại, thì có hơn hàng trăm triệu tài liệu nói về nguồn gốc của hoa hồng. Ngày nay các nhà khoa học cũng đã đi đến kết luận và khẳng định rằng: Hoa hồng rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng hữu ích trong lĩnh vực làm đẹp.
Hoa hồng ngoài công dụng trang trí thì còn được sử dụng để chế biến thành nhiều công thức phổ biến như: nước hoa hồng, trà hoa hồng hay nguyên liệu nấu món ăn. Để làm trà hoa hồng chất lượng thì người ta phải loại bỏ các hoa đã nở, chỉ lấy nụ hoa hồng chưa nở, nụ hoa hồng sau khi thu hoạch sẽ mang đi sấy khô, ướp và bảo quản. Nếu cách ướp trà hoa hồng đúng kỹ thuật sẽ cho ra hương vị trà hoa hồng thơm ngon, vị chua dịu, hơi ngọt, rất dễ dùng.
Trà hoa hồng nguyên bông sấy khô có tác dụng gì?
Hoa hồng thì đã không còn xa lạ với chúng ta nữa rồi, bởi hoa hồng là sản phẩm được thiên nhiên ban tặng tượng trưng cho sức khỏe, tình yêu và làm đẹp. Nếu chúng ta nói hoa hồng được làm gì trong các ngày lễ nhà giáo và lễ cưới, thì từ đứa bé lớp một cho đến người cao tuổi không ai mà không biết đến hoa hồng cả.
Nhưng khi chúng ta nói đến trà hoa hồng có công dụng gì cho sức khỏe? thì đó lại là câu chuyện quá xa lạ với mọi người. Nếu bạn là một người rất quan tâm đến sức khỏe của mình, hãy tìm hiểu ngay về tác dụng của loại hoa này nhé.
Làm đẹp da
Vitamin A, E, C từ trà hoa hồng sẽ giúp làn da của bạn trở nên tươi tắn, hồng hào hơn. Ngoài ra, dùng loại thảo mộc này để rửa mặt còn có công dụng thu nhỏ lỗ chân lông, dưỡng ẩm, ngăn ngừa mụn trứng cá và giảm thiểu sự sưng tấy của các nốt mụn.
Giảm cân rất hiệu quả
Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện da, an thần, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu ở vùng bụng. Nhờ vậy mà loại trà này có thể giảm cân cho những người đang thừa cân
Chữa đau họng và cảm cúm
Có thể bạn chưa bao giờ biết, các nhà nghiên cứu đã khẳng định thành phần vitamin C có trong trà hoa hồng còn nhiều hơn cả chanh và cam.
Nhờ lượng vitamin C dồi dào nên loại thảo mộc này có công dụng giảm cảm cúm và đau họng rất hiệu quả. Ngoài ra trong trà hoa hồng còn chứa nhiều vitamin B1, B2, K, β-carotene cùng các hoạt chất tanin, pectin giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Kích thích mật, cải thiện chức năng ruột, tiêu hóa lượng thức ăn dư thừa là một trong những công dụng tuyệt vời của trà hoa hồng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng táo báo, kiết lỵ, tiêu chảy, loại trà này sẽ là một trong những thức uống hữu ích dành cho bạn.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi stress
Trà hoa hồng là một trong những giải pháp từ thiên nhiên giúp xóa bỏ stress hiệu quả, giảm tình trạng căng thẳng, suy tư và lo âu nhanh chóng
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu vào năm 2013 đã kiểm chứng hàm lượng anthocyanin có trong trà hoa hồng giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Đây chính là đặc tính chống đột biến gen và ngăn chặn những tác nhân gây bệnh lý ung thư.
Tăng ham muốn chuyện chăn gối
Một số tài liệu y học cổ truyền Ấn Độ đã cho rằng loại trà này giúp tinh thần phấn chấn, tăng nhu cầu ham muốn chuyện chăn gối một cách tự nhiên ở cả nam và nữ. Trước khi đi ngủ uống một ly trà hoa hồng, dùng một ít tinh dầu hoa hồng xoa lên tóc hay đốt đèn tinh dầu trong phòng, sẽ dễ dàng giúp cho vợ chồng dễ dàng thăng hoa.
Ngăn ngừa hôi miệng
Lấy khoảng 5g nụ hoa hồng hãm cùng nước sôi với nhiệt độ như hãm chè. Thêm một chút mật ong nguyên chất rồi khuấy đều để ngậm và súc miệng hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể nhai trực tiếp cánh hoa hồng khô cũng có tác dụng khử hôi miệng rất hiệu quả.
Trà hoa hồng ngăn ngừa viêm khớp
Một số nghiên cứu chứng minh rằng, tinh chất từ hoa hồng có thể được xem là một chất chống viêm và viêm khớp tiềm năng. Bên cạnh đó, khả năng chống viêm của hoa hồng có tác dụng tương đương với thuốc chống viêm steroid NSAID
Hướng dẫn cách pha trà hoa hồng nguyên bông
Lưu ý: 1 – 2 bông hoa sử dụng cho 1 cốc bình thường. Có thể dùng thay nước uống trong ngày và gia giảm lượng hoa tùy theo khẩu vị uống đậm hay uống nhạt của bạn.
- Bước 1: Chuẩn bị 6-8 bông hoa nguyên bông
- Bước 2: Cho tất cả vào bình thủy tinh
- Bước 3: Chế 2l nước sôi ở nhiệt độ 80 độ C
- Bước 4: Chờ 5 phút cho nguội và sử dụng
Một số câu hỏi thường gặp về trà hoa hồng
Làm thế nào để uống trà sấy khô đúng cách?
Mỗi lần pha trà không nên dùng quá nhiều. Tốt nhất là dùng từ khoảng 6 – 10 nụ hoa hồng là đủ để có một ly trà ngon.
Uống trà nguyên bông vào lúc nào là tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để sử dụng là trước khi đi ngủ. Hoặc nếu bạn muốn giảm cân, hãy dùng trước mỗi bữa ăn để hạn chế hấp thụ nhiều calo vào cơ thể.
Ai không nên uống trà?
Mặc dù loại trà này rất lành tính, rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại trà này được, sau đây là một số đối tượng không nên dùng
- Phụ nữ mang thai hay còn gọi là bà bầu
- Em bé và trẻ sơ sinh
Rửa mặt bằng trà có được không
Ngoài công dụng nuôi dưỡng da từ bên trong, trà hoa hồng còn có thể sử dụng để rửa mặt hàng ngày. Với nguồn gốc tự nhiên, loại thảo mộc này có thể giúp lấy đi những bụi bẩn và tế bào chết,. Ngoài ra, nó còn cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa đồng thời giữ ẩm cho làn da của bạn
Uống trà khi nào là tốt nhất?
Để có thể khai thác hết lợi ích của chất chống oxy hóa trong trà hoa hồng, bạn nên uống vào thời điểm giữa các bữa ăn, tức là khi không quá no hoặc không quá đói.
Uống trà sau bữa ăn giàu chất béo, đạm, ăn mặn cũng là một trong những liệu pháp giúp giảm hấp thu chất béo, kích thích tiêu hóa tốt hơn.
Xem thêm bài viết thịnh hành
Trà ô long có công dụng gì? Cách pha trà đúng cách thế nào?
Nhụy hoa nghệ tây Saffron có công dụng gì? Uống thế nào?
Tác dụng của lá ngải cứu và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Bà bầu có ăn được canh lá đắng không?
Cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi
Ăn tỏi đen có công dụng gì? Ai không được sử dụng tỏi đen
Cây cỏ xước – Thảo dược chữa bệnh rất phổ biến trong Đông Y
Cây dừa cạn là gì? Công dụng và cách dùng đúng cách thế nào?
Cây chó đẻ răng cưa và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây đuôi chuột và công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ