Từ xa xưa, rễ bồ công anh đã được sử dụng như một loại trà trong các văn hòa truyền thống, không chỉ có riêng ở nước mà còn nhiều nơi khác trên thế giới nữa! Bên cạnh đó, rễ bồ công anh cũng được áp dụng trong các bài thuốc dân gian được lưu truyền cho đến nay để chữa bệnh. Vậy cây bồ công anh là gì? Công dụng chữa bệnh của rễ cây bồ công anh như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé.
Thông tin cơ bản về cây bồ công anh
Cây bồ công anh thường được gọi theo nhiều cái tên khác nhau theo từng vùng miền, chằng hạn như: cây rau lưỡi cày, diếp hoang, cây mũi mác hoặc là cây diếp trời. Tên khoa học của bồ công anh là: Lactuca indica L
Đặc điểm nhận dạng
- Bồ công anh là dòng cây thân cỏ, thuộc họ Cúc.
- Thân cây mọc thẳng đứng, nhẵn, có màu đốm tía, cao từ 1 đến 2 mét.
- Lá cây dài, có răng cưa, mọc so le với nhau.
- Hoa bồ công anh nở vào tháng 6, tháng 7, có màu trắng hoặc vàng, hoa mọc thành cụm, phân làm nhiều nhánh, xếp thành chuỳ dài khoảng 20cm.
- Quả thường có vào tháng 9, có màu đen, có lông trắng nhạt, khi bấm vào sẽ tiết dịch nhựa màu trắng đục.
- Tuổi đời của bồ công anh khá thấp, chỉ từ 1 đến 2 năm.
Nơi phân bố và sinh sống
- Bồ công anh là loại cây ưa ẩm, thường mọc ở bên ven đường đi, trên các sườn núi hoặc vùng ven sông.
- Bồ công anh phân bố chủ yếu ở các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
- Ở nước ta, bồ công anh mọc ở những nơi vùng núi cao, chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền Bắc như Tam Đảo, Sa Pa,…
- Ngày nay, nhu cầu sử dụng bồ công anh trong quá trình điều trị bệnh càng nhiều hơn nên người ta đã trồng loại cây này khá nhiều nơi và phổ biến.
Bộ phận thu hoạch làm thuốc
- Người ta thường dùng lá của bồ công anh trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh. Lá hái về có thể dùng tươi hay phơi, sấy khô dùng đều được, không phải chế biến nhiều bước phức tạp.
- Tuy nhiên, một số người không chỉ dùng mỗi lá mà thu hoạch cả cây bao gồm cả phần rễ, sau đó cắt nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô, bảo quản ở những nơi khô ráo rồi dùng dần.
Thành phần hóa học cây bồ công anh
- Bồ công anh gồm các thành phần như Flavonoid, Taraxasterol, Fructose, Inulin, Sucrose, Pectin, Choline, Glucose,… Ngoài ra nó còn chứa rất nhiều vitamin B và C.
Có những loại cây bồ công anh nào?
Bồ công anh được chia làm 3 loại chính là bồ công anh Trung Quốc, bồ công anh Việt Nam, bồ công anh Chỉ thiên.
Bồ công anh Trung Quốc
Bồ công anh Trung Quốc là dòng bồ công anh thấp, lùn, có tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg, thuộc chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg. Ngoài ra, bồ công anh trung quốc còn có một số tên gọi khác như hoàng hoa địa đinh, sư nha..
Bồ công anh Trung Quốc được xem là một loại thảo dược cực kỳ quý hiếm, được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Các bộ phận sử dụng làm thuốc của loại cây này cũng giống như những loài cây khác, bao gồm: lá, rễ cây dùng tươi hoặc dùng khô đều được.
Bồ công anh Việt Nam
Bồ công anh Việt Nam mọc nhiều ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Tên khoa học của cây này là Lactuca indica L., thuộc chi Rau diếp. Ngoài cái tên bồ công anh Việt Nam thì còn được gọi bằng những tên gọi khác như diếp hoang, rau bồ cóc,…
Bồ công anh chỉ thiên
Bồ công anh chỉ thiên phân bố chủ yếu ở miền Nam nước ta. Tên khoa học là Elephantopus Scaber L. Bồ công anh chỉ thiên hay còn gọi là cây cỏ Lưỡi mèo, Tiền hồ nam,… Loại cây này chủ yếu được dùng làm cảnh, làm rau ăn, làm trà chứ không có tác dụng nhiều trong việc chữa bệnh.
Mặc dù cả ba loại bồ công anh trên đều được sử dụng để làm thuốc, làm rau hoặc làm trà,… nhưng dược tính, thành phần của mỗi loại khác nhau nên khi sử dụng thì cần chú ý.
Tác dụng chữa bệnh của rễ cây bồ công anh
Rễ cây bồ công anh chứa rất nhiều vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin D và các khoáng chất khác như kẽm, sắt, silic,… Nhờ những hoạt chất như vậy, đã tạo nên những công dụng đặc biệt sau đây của rễ cây bồ công anh
Thải độc gan
Thông qua việc kích thích gan loại bỏ các độc tố tích tụ lâu ngày một cách tự nhiên nhờ các chất oxy hoá có trong rễ bồ công anh, qua đó giúp cải thiện các chức năng của gan một cách đáng kể.
Ngăn ngừa ung thư
Mặc dù chưa có kết luận chính thức về việc rễ công bồ anh có chứa các chất có thể tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng thay vào đó các nhà khoa học khẳng định rằng rễ bồ công anh có tác dụng trong việc phòng ngừa ung thư, khiến cho các tế bào ung thư tự chết đi, thường gọi là tự đào thải.
Hỗ trợ tiêu hoá
Trong rễ bồ công anh có chứa các chất có tác dụng giúp làm dịu đường tiêu hoá. Bên cạnh đó còn chứa các chất chống oxy hóa giúp hấp thụ các độc tố và kích thích các vi khuẩn đường ruột có ích tăng trưởng và ức chế các vi khuẩn đường ruột có hại.
Giảm các bệnh về đường tiết niệu
Các bệnh về đường tiết niệu thường gặp như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu. Rễ bồ công anh cực kì tốt cho hệ tiết niệu, nhờ tính chất lợi tiểu, kết hợp giải độc và làm sạch thận.
Giúp xương chắc khỏe
Rễ bồ công không chỉ là nguồn cung cấp Mg và Ca tuyệt vời, mà nó còn có công dụng hỗ trợ giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả
Giảm nguy cơ béo phì
Rễ bồ công anh có rất nhiều chất xơ và hoạt chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của đường ruột. Khi tiêu thụ chất xơ mỗi ngày, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Vậy nên, những người có nguy cơ mắc bệnh béo phì, có thể sử dụng trà bồ công anh mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng bệnh.
Chống nhiễm vùng da
Rễ bồ công anh có tác chống viêm và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả. Vậy nên, bạn có thể sử dụng loại thảo mộc này để sát trùng, diệt nấm hoặc cá vi khuẩn trên làn da của mình.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Rễ bồ công anh là một trong những vị thảo dược được sử dụng nhiều nhất, trong các các loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Khi tiêu thụ trà rễ bồ công anh, các hoạt chất trong loại thảo mộc này sẽ giúp sản sinh Insulin trong tủy và giúp ổn định lượng đường ở mức thấp nhất
⇒ Ngoài những tác dụng chính trên, rễ bồ công anh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và nhiều căn bệnh khác nữa.
Cách dùng rễ bồ công anh làm thuốc
Sau khi đào được rễ bồ công anh, chúng ta hãy đem đi phơi khô trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời và bảo quản chúng ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp thì chúng ta có rất nhiều cách chế biến rễ bồ công anh tùy theo cách dùng và mục đích sử dụng.
Lưu ý: Khi đào rễ, chúng ta không nên làm rễ cây bồ công anh bị đứt. Bởi khi bị đứt rễ, một lượng nhựa sẽ bị mất định, mà trong khi đó chất lượng của rễ được quyết định bởi nhựa.
⇒ Để sử dụng rễ bồ công anh trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe thì bạn có thể tham khảo một số cách chế biến sau:
Sắc nước để uống
- Để sắc lấy nước, bạn lấy một lượng rễ khô phù hợp từ 10-15g rửa với nước sạch, đổ thêm vào khoảng 0.5 lít nước.
- Tiếp theo đun sôi trong vòng 30 phút.
- Sau đó lọc lấy nước dùng thay uống trà hằng ngày.
- Bạn có thể kết hợp rễ công anh với một số nguyên liệu khác như gừng, hạt thảo quả,… để làm tăng vị thơm ngon. Và tuỳ vào khẩu vị mỗi người, có thể thêm đường hoặc mật ong để dễ uống.
Nướng rễ
- Lấy rễ bồ công anh cắt thành lát nhỏ rồi nướng
- Khoảng 30 phút sau thì lấy ngâm nước sôi trong thời gian 10 phút.
- Buổi sáng dùng uống thay nước hoặc cà phê.
Kết hợp với các món ăn
- Có thể kết hợp chế biến thành các món xào, nấu canh và nhiều món khác theo khẩu vị của bạn.
Một số bài thuốc sử dụng rễ bồ công anh để chữa bệnh
Tuỳ vào mục đích sử dụng cũng như từng loại bệnh khác nhau mà lượng rễ cây bồ công anh cũng sử dụng khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc phổ biến mà bạn nên biết
Hỗ trợ điều trị ung thư:
Dùng 25g rễ bồ công anh, 25g lá bồ công anh và 45g cây xạ đen, sắc cùng với 1 lít nước trong 30 phút. Sau đó lấy nước dùng để uống 2 lần mỗi ngày.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Chuẩn bị 40g rễ bồ công anh, kết hợp 20g nghệ vàng, 10g mai mực, 5g cam thảo và lá khôi.
- Mang tất cả nguyên liệu đi rửa sạch
- Sắc với 1L nước trên lửa nhỏ
- Đến khi nước cô cạn còn khoảng 0.5L nước thì tắt bếp, sử dụng trong vòng 1 tháng, mỗi ngày nên sử dụng 2 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Đau dạ dày
Cần chuẩn bị sẵn 20g rễ bồ công anh, 15g lá khôi, 10g lá khổ sâm.
- Mang tất cả nguyên liệu đi rửa sạch
- Cho 500ml nước vào, đun sôi trong vòng 15 phút.
- Đến khi cô cạn còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp
- Uống 1 ngày 1 lần, kéo dài trong vòng 1 tháng là bạn sẽ thấy cơ thể phục hồi nhanh chóng
Trị mụn nhọt, rắn độc cắn
Nguyên liệu cần chuẩn bị là lá bồ công anh tươi. Sau khi có nguyên liệu, bạn cần thực hiện theo các bước làm sau đây
- Lấy độc tố ra ngoài và làm sạch vết thương
- Lấy lá bồ công anh giã nát và chó thêm chút muối vào
- Đắp lên vùng da có mụn nhọt hoặc nơi vị trí bị rắn cắn rồi buộc lại bằng vải mỏng
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần, kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả cao nhất
Chữa sưng vú, tắc tia sữa
Bạn cần chuẩn 20 đến 40g lá bồ công anh tươi và cần phải áp dụng theo các bước làm sau đây
- Rửa sạch lá bồ công anh
- Giã nát rồi thêm ít muối
- Lấy một ít uống với nước, khoảng còn lại bôi vào chỗ bị sưng đung, cố gắng làm mỗi ngày cho đến khi hết tình trạng bị sưng, tắc tia sữa.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nguyên liệu cần chuẩn bị là 35g rễ cây bồ công anh khô. Sau khi có đủ nguyên liệu, bạn cần tiến hành theo các bước sau
- Cho rễ bồ công anh khô vào ly
- Trụng sơ qua với ít nước sôi
- Tiếp đến cho nước sôi vào như pha nước trà
- Để nguội và thưởng thức như trà.
Tác dụng phụ của bồ công anh
Bồ công anh khi sử dụng có thể gây nên một số tác dụng phụ cho cơ thể như buồn nôn, chán ăn, viêm da dị ứng,… Nếu bạn gặp phải những tình trạng này thì ngay lập tức dừng sử dụng bồ công anh và thay thế bằng phương pháp điều trị khác phù hợp với mình hơn.
Sử dụng nước bồ công anh trong một thời gian dài có thể làm giảm hoặc mất đi tác dụng của những loại thuốc kháng sinh mà bạn dùng. Vì trong bồ công anh có chứa Kali khá nhiều, vì thế khi sử dụng nhiều trong một thời gian dài có thể gây nên tình trạng mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
Lưu ý: Những đối tượng không nên sử dụng rễ bồ công anh, như sau: Bệnh huyết áp cao, suy tim, mẫn cảm với bất kỳ thành phần của rễ bồ công anh, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi
Địa chỉ bán rễ bồ công anh
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ bán rễ bồ công anh uy tín dưới đây:
Thảo Dược Đức Thịnh: Đây là một trong những cửa hàng mua bán các sản phẩm thảo dược, trong đó có rễ cây bồ công anh tại Thành phố Hồ Chí Minh với mức giá tốt. Ở đây, khi mua hàng bạn sẽ được nhân viên tư vấn nhiệt tình, có thể đổi trả hàng nếu bị hư hỏng, bạn có thể không nhận sản phẩm nếu như không đúng chất lượng, dịch vụ giao hàng cả trong và ngoài tỉnh nhanh chóng và có thể kiểm tra hàng trước khi nhận.
Thảo dược Thanh Bình: Với cam kết mua bán bồ công anh chất lượng và giao hàng trên toàn quốc, Thảo dược Thanh Bình cũng là một cái tên được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Đặc biệt với đơn hàng từ 3kg trở lên sẽ được miễn phí giao hàng trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Thảo dược An Quốc Thái: Đây là nơi cung cấp các sản phẩm, thảo dược uy tín, chất lượng và đem lại hiệu quả cao dành cho khách hàng. Hoạt động dựa trên tiêu chí sức khỏe của khách hàng là trên hết, Thảo dược An Quốc Thái luôn cố gắng hết mình, đưa những sản phẩm chất lượng nhất đến với người tiêu dùng.
Lưu ý quan trọng ⇒ Ngoài ra, bạn cũng có thể mua hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay, như: Shopee, Lazada… Các sản phẩm thảo được được bày bán trên đây, luôn được kiểm duyệt rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, nên bạn hãy yên tâm mua hàng mà không phải lo sợ về đề hàng giả, hàng nhái nhé.
⇒ Trên đây là toàn bộ những thông tin về cây bồ công anh nói chung và rễ bồ công anh nói riêng. Bạn có thể đọc tham khảo thông tin và có thêm những kiến thức cần thiết cho bản thân mình nhé!