Cà gai leo là một trong những loại thảo mộc cực kỳ quý hiếm, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và những căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu như đến nay bạn vẫn còn chưa biết thảo dược cà gai leo là gì? Công dụng ra sao? Thì hãy nhanh chóng đọc ngay bài viết được chia sẻ từ các chuyên gia của CỘNG ĐỒNG SEO VN sau đây nhé.

Thông tin cơ bản của cà gai leo

Cà gai leo còn có một số tên gọi khác trong dân gian, chẳng hạn như: Cà bò, cà lù, cà vạnh và cà gai dây. Tên khoa học chính thức của thảo mộc cà gai leo là: Solanum procumbens

Đặc điểm nhận dạng

  • Có chiều cao trung bình từ 60 đến 100cm
  • Lá màu xanh đậm, mọc so le, có hình dạng giống quả trứng hoặc thuôn dài. Mặt dưới của lá có nhiều lông mềm, màu trắng, còn mặt trên thì có gai.
  • Cây thường ra hoa vào khoảng thời gian là từ tháng 4 đến tháng 9 và hoa có màu vàng. Còn quả thì từ tháng 9 đến tháng 12, có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ, hình cầu, đường kính từ 8 đến 9mm.
cà gai leo

Nơi phân bố và sinh sống

  • Cà gai leo là loại thực vật ưa sống và thích nghi với môi trường khí hậu nhiệt đới. Nên vì vậy, loại thảo dược này thường được phân bố ở một vài các quốc gia sau: Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Philippine, Việt Nam, Trung Quốc
  • Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp thảo dược cà gai leo ở một số khu vực tỉnh thành, như: Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và cùng một số tình thành khác ở đồng bằng Nam Bộ

Bộ phận được sử dụng

Các bộ phận sau đây thường được sử dụng để làm thuốc để hỗ trợ chữa bệnh: Rễ, cành và lá. Trong đó, rễ thường được sử dụng nhiều nhất

Thu hoạch và bảo quản 

  • Sau khi thu hoạch cây về, chúng ta cần tiến hành rửa sạch và chặt nhỏ thành từng đoạn. Sau đó mang đi phơi khô để làm thuốc
  • Sau khi cà gai leo đã khô, chúng ta cần phải bảo quản ở trong túi zip và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi có độ ẩm cao để sản phẩm không bị ẩm mốc và mất hết dược chất.
cà gai leo

Thành phần hóa học

Loại thảo mộc này có rất nhiều thành phần hoạt chất rất tốt cho sức khỏe và công dụng chữa bệnh, một số thành phần hóa học nổi bật có thể kể đến như:

  • Cholesterol
  • β-Sitosterol
  • Lanosterol 
  • Dihydro lanosterol
  • 3β-hydroxy-5α-pregnan-16-on
  • Solasodinon
  • Alkaloid
  • Glycoalkaloid
  • Flavonoid
  • Saponin
  • Sterol

Cách phân loại các loại cà gai leo hiện nay

Để phân biệt các loại cà gai leo hiện nay, chúng ta có dựa vào hình dáng, như: màu sắc, vùng miền và hình dáng. Cụ thể như sau đây

Phân loại qua màu sắc

  • Loại cây thường được dùng để biến làm thuốc chữa bệnh, dây nhỏ, thì đó chính là cà gai leo hoa trắng
  • Còn loại dây leo lớn hơn, chỉ sử dụng để làm hàng rào, đó sẽ là cà gai leo hoa tím

Phân loại cây qua vùng miền

  • Cây có màu nâu, cứng cáp và cằn cỗi, thường xuất hiện ở miền trung
  • Còn cây có màu xanh tươi, tốt, dễ trồng và dễ chăm sóc thì thường xuất hiện ở miền bắc và miền nam

Phân loại theo đặc điểm

  • Được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc đông y thì là cà gai lai khô, đã được phơi nắng hoặc sấy 
  • Còn mới thu hoạch về, chắc chắn sẽ là cà gai leo tươi và còn nhiều nước. Nếu không sử dụng ngay hoặc phơi khô, cây có thể bị hư nhanh chóng.
cà gai leo

Một số công dụng nổi bật của cà gai leo có thể bạn chưa biết

Mặc dù loại thảo dược này không quá khó để tìm thấy ở khu vực nước ta. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lại xem thường loại thảo dược này, bởi đây là một trong những loại cây thảo mộc có nhiều công dụng chữa bệnh và được ông bà ta áp dụng từ xưa đến nay. Sau đây là một số công tuyệt vời của thảo dược cà gai leo

Công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan.

“Nghiên cứu vào năm 1999 của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa, cũng đã cho chúng ta thấy công dụng của của loại thảo mộc này trong việc hỗ trợ chữa bệnh gan rất hiệu quả. Sau khi cho hơn 103 bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan sử dụng cà gai leo, sau hơn 2 tháng thì thấy các triệu chứng, như: Chán ăn, vàng da, mệt mỏi đã được cải thiện rõ rệt”

⇒ Nhờ vào các thành phần hoạt chất có trong thảo mộc cà gai leo, đặc biệt là hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm gan B, xơ gan cực kỳ hiệu quả. Vậy nên, sử dụng loại thảo mộc này mỗi ngày sẽ giúp cho gan hoạt động ổn định hơn và từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan.

Chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư

Một trong những công dụng nổi bật nhất của loại thảo mộc này, được nhiều người yêu thích và sử dụng đó chính là khả năng hỗ trợ điều trị các loại bệnh ung thư. Bởi loại thảo dược này có thành phần hoạt chất là Glycoalcaloid và  Flavonoid, đều là những hoạt chất có công dụng  chống oxy hóa và ức chế các loại tế bào ung thư do virus gây ra, như: Tế bào ung thư cổ tử cung, tế bào ung thư gan…

Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức răng

Trong rễ của loại thảo mộc này có chứa rất nhiều tinh bột, cùng với hoạt chất glyco ancaloit, solanin A đều có công dụng hỗ trợ điều trị phong thấp, chảy máu chân răng hoặc bị đau răng. Ngoài ra, sử dụng trà gai leo còn giúp chữa được bệnh vàng da, chướng bụng và nhiều căn bệnh khác nữa

=> Ngoài những công dụng đã được liệt kê ở trên ra, thảo dược cà gai leo còn được mọi người sử dụng để

  • Trị rắn cắn
  • Chữa ho, ho gà, dị ứng
  • Giúp giải rượu
  • Đau nhức xương khớp
  • Ho gà
  • Viêm họng
đau nhức răng

Một số bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh từ cà gai leo

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ thảo dược cà gai leo. Sau đây là một số bài thuốc bạn có thể áp dụng ngay nếu bạn không may mắc phải những căn bệnh dưới đây

Bài thuốc chữa rắn cắn

Nếu bạn không may bị rắn cắn, vết thương sưng đau, nhức nhối, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau đây

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 30g đến 50g rễ cà gai leo tươi
  • Sau đó mang nguyên liệu đi rửa sạch, giã nhỏ và nhuyễn
  • Tiếp theo hoà tan với 200ml nước sôi để nguội.
  • Chắt lọc lấy nước uống, ngày uống 2 lần, kiên trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày là khỏi

Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, ung thư gan

Nếu bạn đã được chuẩn đoán là bị viêm gan, hoặc bạn đang có các dấu hiệu về bệnh gan, như: Vàng da, mệt mỏi, nổi mụn lưng… Hãy áp dụng bài thuốc sau đây nhé

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 10g cây dừa cạn, 30g cây chó đẻ, 30g cà gai leo
  • Mang tất cả các vị thuốc đã được chuẩn bị sẵn đi sắc với 0.5 lít nước
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp. Chờ nguội và sử dụng trong ngày

Bài thuốc chữa phong tê thấp, đau lưng, nhức mỏi cơ thể

Bài thuốc sau đây sẽ giúp hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau lưng, nhức mỏi cơ thể cho bạn cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng

  • Nguyên liệu cần phải chuẩn bị bao gồm: 10g mỗi loại cà gai leo, lá lốt, kê huyết đằng, thổ phục linh và dây gắm
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 500ml nước
  • Đến khi nước cô cạn còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp, để nước ấm và sử dụng ngay trong ngày
  • Bài thuốc này ngày uống 1 thang, chia làm 3 bữa trong ngày sử dụng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Kiên trì sử dụng từ 1 đến 3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

Bài thuốc hỗ trợ chữa ho gà, cảm cúm

Bài thuốc sau đây sẽ giúp hỗ trợ chữa ho gà, cảm cúm nhanh chóng khỏi chỉ trong vài ngày

  • Nguyên liệu cần phải chuẩn bị bao gồm: 10g mỗi loại mạch môn, thiên môn, cà gai leo
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 500ml nước
  • Đến khi nước cô cạn còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp, để nước ấm và sử dụng ngay trong ngày
  • Bài thuốc này ngày uống 1 thang, chia làm 3 bữa trong ngày sử dụng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Kiên trì sử dụng từ 1 đến 3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

Bài thuốc giải rượu

Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, cà gai leo còn được sử dụng để giải rượu rất nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả. Cách thực hiện như sau 

  • Chuẩn bị 100g cà gai leo khô
  • Hãm với nước sôi vừa đủ dùng cho 1 lần
  • Uống ngay khi nước còn ấm, sử dụng như trà cho đến khi cảm thấy tỉnh rượu và khỏe khoắn.

Một số lưu ý khi sử dụng

Mặc dù loại thảo dược này rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng không phải vì thế, mà ai trong chúng ta cũng có thể sử dụng được loại thảo mộc này. Để ngăn chặn những tác dụng phụ xảy ra không như mong muốn, bạn cần phải đọc thật kỹ những lưu ý sau đây trước khi sử dụng cà gai leo

  • Sử dụng đúng liều lượng, không được lạm dụng để tránh bị ngộ độc và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
  • Tuyệt đối không được sử dụng cùng lúc với thuốc tây. Thời gian xen kẽ nên là 2 tiếng
  • Những người đang bị bệnh về gan, không nên sử dụng thảo mộc cà gai leo ngâm rượu

Giá bán cà gai leo và các địa chỉ uy tín

Hiện nay trên thị trường, cà gai leo khô được chào bán rất nhiều trên các trang mạng xã hội vì tác dụng cũng như tính tiện lợi của cây dành cho người sử dụng, vậy nên giá thành của cà gai leo cũng rất là đa dạng từ 150.000đ – 200.000đ/kg. 

Cà gai leo tự nhiên có số lượng ít và chúng mọc rải rác nên rất khó để thu hoạch. Khi bạn tìm mua cà gai leo, bạn nên tìm địa chỉ uy tín để mua cà gai leo tự nhiên hoặc cà gai leo được trồng hữu cơ để được đảm bảo là cây không hóa chất, không thuốc bảo vệ thực vật. Một số địa chỉ bạn nên tham khảo tại Tp Hồ Chí Minh như Công ty Thảo dược Đức Thịnh, Công ty Dược Liệu Tấn Phát, Thảo Dược Nam Cang…

Lưu ý quan trọng: Bạn cũng có thể mua cà gai leo khô trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay, như: Shopee, Lazada… Các sản phẩm thảo được được bày bán trên đây, luôn được kiểm duyệt rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, nên bạn hãy yên tâm mua hàng mà không phải lo sợ về đề hàng giả, hàng nhái nhé.