Cây cỏ xước – Thảo dược chữa bệnh rất phổ biến trong Đông Y

Cây cỏ xước là một trong những loại thảo dược thường được dùng để hỗ trợ điều trị các căn bệnh, như: Đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, viêm mũi dị ứng và nhiều căn bệnh khác nữa. Nếu đến nay bạn vẫn còn chưa biết đến các bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước thì cũng đừng quá lo lắng, bởi bài viết này viết ra là dành cho bạn. Giờ thì hãy cùng các chuyên gia của CỘNG ĐỒNG SEO VN tìm hiểu qua loại thảo mộc này nhé.

Thông tin cơ bản về cây cỏ xước

Cỏ xước còn có gọi tên gọi khác trong dân gian, là: Cây ngưu tất, cây bách bội, ngưu tất nam hoặc thổ ngưu tất, những tên gọi như thế này sẽ được thay đổi theo từng vùng miền khác nhau. Còn tên khoa học của loại thảo mộc này là: Achyranthes aspera

Đặc điểm nhận dạng

  • Là loại thảo mộc sống lâu năm, nhiều nhánh và có chiều cao khoảng 1 đến 1.5m
  • Lá của cây có hình dạng là hình quả trứng, mọc đối nhau và có cuống nhỏ.
  • Hoa thường mọc ở kẽ lá, chụm thành từng cụm nhỏ
  • Quả có hình bầu dục hoặc hình trứng, quả của thảo mộc cỏ xước có chứa 1 hạt đen nhỏ bên trong.
cây cỏ xước

Nơi sinh sống và phân bố

  • Cỏ xước là loại thảo mộc ưa thích và sinh sống tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới, như: Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Sri Lanka, Bhutan, Nepal…
  • Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp loại thảo dược này tại các khu vực của cả nước như sườn đồi, bờ sông, vệ đường, ruộng vườn hoặc vùng đất bỏ hoang…..

Phân loại cây cỏ xước

  • Hiện nay, cây cỏ xước có tổng cộng 4 loại khác nhau, bao gồm: Cây cỏ xước lông trắng, cỏ xước ấn độ, cỏ xước xám đỏ và cỏ xước nguyên chủng. Để phân biệt được chúng, ta cần phải dựa vào các đặc điểm như màu sắc, thân, lá, hoa và quả là có thể nhận ra chúng một cách dễ dàng.
cây cỏ xước

Thu hoạch và bảo quản

  • Cỏ xước là loại thảo mộc phát triển hàng năm, mạnh nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 10. 
  • Thu hoạch cả cây. Sau đó mang về chia ra từng bộ phận bao gồm lá, thân, rễ rồi thái mỏng và phơi khô cho đến khi có độ giòn là được
  • Bảo quản ở túi nilon hoặc túi zip. Tránh những nơi ẩm mốc và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Một số thành phần hoạt chất sau đây đã góp phần tạo nên những công dụng tuyệt vời của cây cỏ xước như sau

Thành phần hóa học

  • Muối kali
  • Sắt
  • Glucid
  • Đồng
  • Glucoza
  • Nước
  • Chất xơ
  • Chất tro
  • Vitamin C
  • Caroten
  • Muối kali
  • Arginine
  • Alkaloids
  • Amino axit
  • Acid oleanolic

Công dụng của cây cỏ xước theo Y Học

Mặc dù loại thảo mộc cỏ xước này không khó để tìm thấy ở khu vực nước ta. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lại xem thường loại thảo dược này, bởi đây là một trong những loại thảo mộc có nhiều công dụng chữa bệnh và được ông bà ta áp dụng từ xưa đến nay. Sau đây là một số công dụng tuyệt vời của thảo mộc cỏ xước theo y học.

Theo Y học cổ truyền

Cỏ xước là loại thảo mộc có tính mát, không độc, hơi khó uống vì có vị chua, đắng và hơi chát. Nhờ vào những đặc tính này cùng với các thành phần hoạt chất có sẵn trong cây, nên loại thảo mộc này được quy vào 2 kinh can và thận với các công dụng sau

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và  kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
  • Bổ huyết
  • Ổn định huyết áp
  • Bổ gan, thận.
cây cỏ xước theo y học cổ truyền

Theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã xác nhận và công nhận loại thảo mộc cỏ xước với những công dụng hữu ích như sau

  • Hỗ trợ kháng viêm, giảm đau và giảm sưng đối với các bệnh liên quan đến xương khớp
  • Lợi tiểu
  • Tốt cho thận và gan
  • Tăng cường quá trình tổng hợp protein trong cơ thể.

Một số bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả từ cây cỏ xước

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ thảo dược cỏ xước rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc bạn có thể áp dụng ngay tại nhà nếu bạn không may mắn mắc phải những căn bệnh dưới đây

Các bài thuốc chữa sỏi thận và mật

Các thành phần hoạt chất có trong thảo mộc cỏ xước, có công dụng thúc đẩy, tăng cường quá trình bài tiết và giúp làm giảm các triệu chứng của các căn bệnh liên quan đến sỏi thận và mật. Sau đây là một số bài thuốc cụ thể dành cho bạn

Hỗ trợ chữa suy thận, nặng chân và vàng da

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 30g mỗi vị mã đề, cúc bạch cỏ mực và rễ cỏ xước
  • Mang tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn đi sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ 
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp.
  • Chia nước ra làm 2 phần bằng nhau, sử dụng 2 lần trong ngày
  • Kiên trì sử dụng liên tục trong vòng từ 7 đến 10 ngày để đạt hiệu quả cao nhất
Hỗ trợ chữa suy thận, nặng chân và vàng da

Bài thuốc hỗ trợ chữa vàng da, phù thũng

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 20g mỗi bị cỏ xước, bông mã đề, dây khố rách và rễ cỏ tranh
  • Mang tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn đi với 1 lít nước trên lửa nhỏ
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp.
  • Chia nước ra làm 2 phần bằng nhau, sử dụng 2 lần trong ngày, sáng và tối sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút

Hỗ trợ điều trị bệnh vàng da do tắc mật

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị 100g cỏ xước + 1 bộ gan lợn đã làm sạch sẽ
  • Mang tất cả nguyên liệu đi nấu chung với nhau cho đến khi thật nhừ
  • Vắt, lọc lấy nước uống trong ngày

Các bài thuốc hỗ trợ cho đường tiết niệu

Nếu bạn đã được chuẩn đoán là bị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, như: Đái ra máu, đi tiểu bị đau buốt hoặc đi đái đục thì hãy áp dụng các bài thuốc sau đây từ cây cỏ xước

Bài thuốc hỗ trợ chữa trị đái ra máu

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 40g cỏ nhọ nồi sao đen, 40g lá trắc bách diệp đã sao vàng, 40g hạt sen sao vàng, 40g củ mài sao vàng cùng với 20g rễ cỏ xước
  • Mang tất cả các nguyên liệu đi tán thành bột mịn và nhuyễn.
  • Mỗi ngày lấy ra 12g, pha với nước ấm và uống 1 ngày 2 lần.
Bài thuốc hỗ trợ chữa trị đái ra máu

Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh đi tiểu tiện đau buốt

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 20g cỏ xước
  • Mang nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn đi sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ
  • Đến khi nước cô cạn còn lại một nửa thì tắt bếp
  • Chia nước ra làm 2 phần bằng nhau, sử dụng 2 lần trong ngày, sáng và tối sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút

Bài thuốc hỗ trợ chữa trị đái đục

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị 12g bông mã đề, 12g rễ bấn trắng, 12g rễ cỏ tranh, 20g củ mài, 20g cỏ xước
  • Mang nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn đi sắc với 1.5 lít nước trên lửa nhỏ
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp.
  • Chia nước ra làm 3 phần bằng nhau, sử dụng 3 lần trong ngày, sáng, trưa và tối sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút

Các bài thuốc cho bệnh đau nhức xương khớp

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, thành phần hoạt chất saponin có trong cây cỏ xước có công dụng giúp giảm viêm và sưng một cách hiệu quả. Sau đây là các bài thuốc hữu ích dành cho những bệnh nhân liên quan đến các vấn đề về bệnh xương khớp.

Chữa viêm khớp dạng thấp

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 6g tế tân, 6g cam thảo, 8g xuyên khung, 8g quế chi, 12g tần giao, 12 đảng sâm, 12g bạch thược, 12g thục địa, 12g đương quy, 12g tục đoạn, 16g dây đau xương, 16g tang sinh ký, 12g độc hoạt và rễ cỏ xước sao vàng tẩm rượu 20g
  • Mang tất các các vị thuốc trên đi sắc với 1.5 lít nước trên lửa nhỏ
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp. Lọc lấy nước, chia thành 3 phần bằng nhau và sử dụng 3 lần trong ngày vào sáng – trưa – chiêu sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng thời gian 10 ngày là bạn sẽ cảm được độ hiệu quả rõ rệt.
Chưa viêm khớp dạng thấp

Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị 40g rễ cây ké đầu ngựa, 20g rễ lá lốt, 40g rễ cỏ xước
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 500ml nước
  • Đến khi nước còn lại khoảng 250ml nước thì tắt và lấy ra sử dụng
  • Chia ra làm 2 phần bằng và sử dụng 2 lần trong ngày vào lúc sáng – chiều.

Bài thuốc hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 12g lá thông, 20g ý dĩ, 12g ngải cứu, 16g đỗ trọng, 12g cẩu tích, 12g tô mộc, 12g củ ráy sao, 12g thiên niên kiện, 16g lá lốt, 20g rễ cỏ xước.
  • Mang tất cả các vị thuốc trên đi sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ
  • Đến khi nước cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp. Chia làm 2 phần bằng nhau, sử dụng 2 lần trong ngày vào sáng và chiếu sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Bài thuốc dành cho bệnh gout

  • Nguyên liệu cần chuẩn 15g mỗi vị rễ bưởi bung, rễ cây cẩu trùng vĩ, lá tất bát, cỏ xước đã được sao vàng
  • Mang tất cả các vị thuốc trên đi sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ
  • Đến khi nước cô cạn còn lại khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia làm 3 phần bằng nhau và sử dụng 3 lần trong ngày vào lúc: Sáng – Trưa – Chiều sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Kiên trì sử dụng trong vòng từ 6 đến 10 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh gout được giảm hẳn.
Bài thuốc dành cho bệnh gout

Bệnh thuốc dành cho tai mũi họng

Các thành phần hoạt chất có trong thảo mộc cỏ xước, như: Glycosid, Tanin, Ancaloit và Axit Phenoic đều có công dụng chống oxy hóa và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Do đó, những bệnh nhân bị viêm và lở loét liên quan đến tai – mũi –  họng có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Sau đây là một số bài thuốc dành cho bạn 

Bài thuốc chữa miệng lở loét

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là một ít lá cỏ xước
  • Tẩm ít rượu trắng và ngậm nuốt nước 

Bài thuốc chữa hóc xương

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là một nắm lá cỏ xước
  • Nhai dần dần rồi sau đó chỉ nuốt nước
  • Bã còn lại dùng đắp ở cổ

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 20g đơn buốt, 20g lá diễn, 30g rễ cỏ xước
  • Mang tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị đi sắc với 500ml nước trên lửa nhỏ
  • Đến khi nước cô cạn còn lại khoảng 100ml nước thì tắt bếp
  • Sử dụng 1 lần trong ngày, nên uống nước khi nước còn ấm
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Một số lưu ý khi sử dụng

Mặc dù thảo mộc cỏ xước có rất nhiều công dụng chữa bệnh và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thảo mộc này, để an toàn khi sử dụng, bạn cần phải đọc thật kỹ những lưu ý sau đây

  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng.
  • Đang trong thai kỳ kinh nguyệt cũng không được sử dụng
  • Những đối tượng bị mộng tinh, di tinh cũng không được phép sử dụng
  • Những ai có vấn đề về dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến đường ruột, tuyệt đối không được sử dụng.
  • Những ai bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của loại thảo mộc này, tuyệt đối không được sử dụng
  • Không nên lạm dụng cỏ xước với liều lượng quá 100gr/ngày

Xem thêm bài viết thịnh hành

Cây cỏ xước – Thảo dược chữa bệnh rất phổ biến trong Đông Y
Cây dừa cạn là gì? Công dụng và cách dùng đúng cách thế nào?
Cây chó đẻ răng cưa và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây đuôi chuột và công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây hoàn ngọc và những công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây lạc tiên và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây lược vàng và tác dụng chữa bệnh hiệu quả đến bất ngờ
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Sử dụng thế nào?
Cây thù lù và công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây tầm bóp có tác dụng gì? Sử dụng đúng cách như thế nào?

Người Sáng Lập
      Cộng Đồng Seo VN
      Logo
      Enable registration in settings - general