Cây chó đẻ răng cưa và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Cây chó đẻ là một trong những loại thảo mộc thường được sử dụng trong các bài thuốc của lĩnh vực Đông Y, để hỗ trợ điều trị các căn bệnh, như: Sỏi thận, bệnh gan, mụn nhọt và nhiều căn bệnh khác nữa. Nếu như đến nay bạn vẫn chưa biết cây chó đẻ có công dụng chữa bệnh như thế nào? Thì hãy cùng các chuyên gia của CỘNG ĐỒNG SEO VN tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thông tin cơ bản về cây chó đẻ răng cưa

Thảo mộc chó đẻ thường được gọi theo nhiều cái tên khác nhau theo từng vùng miền, chằng hạn như: Chó đẻ răng cưa, diệp hòe thái, diệp hạ châu, diệp hạ châu trắng, lão nha châu, cây cau trời, nhật khai dạ bế, trân châu thảo. Còn tên khoa học của loại thảo dược này là: Phyllanthus urinaria L

Đặc điểm nhận dạng

  • Chiêu cao của cây khoảng từ 30 đến 80cm
  • Lá mọc so le. rộng từ 2 đến 5mm khi trưởng thành.
  • Hoa của loại thảo mộc này không có cuống, nếu có thì rất ngắn, hoa có màu trắng
  • Quả mọc dưới lá, có đường kính đến 2mm, hình trứng và có màu nâu nhạt
cây chó đẻ

Phân bố

  • Cây chó đẻ thường mọc ở những vùng đất bỏ hoang, ven đường hoặc ven bờ ruộng. Tại các quốc gia, như: Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Đài Loan, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hoạch: Loại thảo mộc này thường được thu hoạch vào mùa hè thu, là từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.
  • Bộ phần dùng: Bao gồm hạt, cành và lá
  • Chế biến: Cây chó đẻ răng cưa sau khi thu hoạch xong, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó mang đi phơi khô dưới ánh nắng trời cho đến khi cây có độ giòn là được.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong tui zip hoặc tui nilon và tránh ánh nắng trực tiếp

Thành phần hóa học

Cây chó đẻ rất tốt cho sức khỏe và được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh, nhờ vào những thành phần hoạt chất nổi bật sau đây

  • Flavonoid
  • Alkaloid Phyllanthin
  • Tanin
  • Hypophyllanthin
  • Tritequen

Tính vị

  • Thảo mộc chó đẻ răng cưa có vị đắng, hơi ngọt và có tính mát
cây chó đẻ

Cây chó đẻ răng cưa có mấy loại

Cây chó đẻ có tổng cộng là 3 loại, mỗi loại đều có dược tính và công dụng khác nhau. Sau đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn

Cây thân xanh

  • Tên gọi khác là diệp hạ châu trắng.
  • Loại thảo mộc này có cành ngắn, ít phân nhánh. Lá có màu xanh và mỏng hơn so với loại cây chó đẻ thân đỏ. 
  • Trong 3 loại thì loại này có tác dụng dược lý mạnh nhất. Nên thường được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh.

Cây thân đỏ

  • Tên gọi khác là diệp hạ châu ngọt
  • Than có màu đỏ và có màu đậm nhất ở thân. 
  • La dày đặc hơn so với cây chó đẻ thân xanh
  • Trong 3 loại thì loại này có dược tính không mạnh, nên thường trồng đại trà. 
cây chó đẻ thân đỏ

Cây thân xanh đậm

  • Cây có màu xanh đậm
  • Lá thưa, to và rời rạc
  • Trong 3 loại, loại này không có dược tính nên không được sử dụng để làm thuốc

Cây chó đẻ chữa bệnh gì?

Nếu bạn đang tâm đến vấn đề: “ Cây chó đẻ chữa bệnh gì?” Hoặc là “Cách sử dụng cây chó để như thế nào?” Thì sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh, cũng như cách áp dụng cụ thể dành cho bạn

Chữa bệnh gan

Nếu bạn không may mắn gặp phải các căn bệnh như: Viêm gan B, xơ gan hoặc xơ gan cổ trướng thì có thể áp dụng các bài thuốc sau đây

Bài thuốc dành cho bệnh viêm gan

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị mỗi vị 12g Hạ khô thảo, nhân trần, sài hồ. Cùng với 30g thảo mộc chó đẻ và 8g chi tử.
  • Mang tất cả nguyên đi sắc với 600ml nước
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn khoảng ½ thì tắt bếp 
  • Sử dụng 1 lần/ ngày. Uống nước khi còn ấm.
  • Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để có kết quả tốt nhất

Bài thuốc dành cho bệnh xơ gan cổ trướng

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 100g diệp hạ châu khô
  • Sau đó mang nguyên liệu đi sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cô cạn còn khoảng ⅓ thì cho nước vào bằng lượng nước ban đầu và tiếp tục đun sôi
  • Khi lượng nước cô cạn còn lại ⅓, ở lần này thì đổ nước vào bằng lượng nước ban đầu và có kèm theo 150g lượng đường
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn khoảng 3 thì tắt bếp và sử dụng nhiều lần trong ngày

Bài thuốc hỗ trợ chữa suy gan do nhiễm sán lá, ứ mật, nhiễm độc

  • Nguyên liệu cần bị là 200g diệp hạ châu và 20g cam thảo đất
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 600ml nước
  • Đến khi nước cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp. Sử dụng trong ngày khi nước còn ấm. Tốt nhất là nên sử dụng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút
viêm gan

Chữa mụn nhọt

Mặc dù mụn nhọt không phải căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chúng ta không điều trị sớm thì chúng sẽ gây ra nhiều điều bất tiện không cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, bạn phải chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt, sau đây là bài thuốc hữu ích giúp cho bạn 

  • Chuẩn bị một ít lá chó đẻ răng cưa
  • Rửa sạch, sau đó giã nát cùng với một ít muối hột
  • Sau đó mang nguyên liệu đã giã nát đi pha loãng với nước sôi, lọc lấy nước để uống hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ, nếu khó uống thì có thể pha thêm một ít đường.
  • Phần bã còn lại bạn hãy đắp lên vùng da bị mụn nhọt.

Giảm cân

Cây chó đẻ răng cưa không những được sử dụng để chữa bệnh, mà còn được dùng ở trong lĩnh vực làm đẹp. Sau đây là bài thuốc giảm cân dành cho các chị em hoặc những ai muốn giảm cân nhanh chóng nhé.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 100gr thảo mộc chó đẻ răng cưa
  • Sau đó mang nguyên liệu đi sắc với 2 lít nước trên lửa nhỏ
  • Đến khi nước cô cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp và chia ra nhiều lần sử dụng trong ngày
  • Cố gắng kiên trì sử dụng từ 15 đến 30 ngày để cảm nhận hiệu quả nhé.

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng loại thảo mộc này để giảm cân trong thời gian dài. Bởi nếu bạn quá lạm dụng, chúng sẽ gây ra các tác dụng phụ mà không thể lường trước được.

giảm cân

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Nếu tiểu đục, đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều lần là những triệu chứng cực kỳ khó chịu của bệnh sỏi thận. Nếu bạn không may mắn gặp phải căn bệnh này, đã chữa trị nhiều lần nhưng không khỏi thì tại sao không áp dụng thử bài thuốc đơn giản sau đây.

  • Nguyên liệu cần bị là 20g chó đẻ răng cưa
  • Mang nguyên liệu đi sắc 600ml nước trên lửa nhỏ. Nếu những ai thường bị đầy bụng, chó thể cho thêm vào gừng tươi trong lúc sắc nước.
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn khoảng ⅓ lượng nước thì tắt bếp. Sử dụng khi nước còn ấm và sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Hỗ trợ điều trị bệnh mề đay

Bệnh mề đay không phải là căn bệnh nguy hiểm. Nhưng đây lại là căn bệnh cực kỳ khó chịu. Bởi chúng sẽ gây ngứa ở khắp cơ thể của bạn mọi lúc mọi nơi, không cần biết bạn đang ở nhà hay là ở nơi làm việc. Để chấm dứt tình trạng nổi mề đay, bạn hãy áp dụng bài thuốc sau đây

  • Dùng bôi ngoài: Chuẩn bị một ít lá chó đẻ răng cưa, sau đó giả nát và đắp lên vùng da bị nổi mề đay
  • Dùng để uống: Mang cây lá chó đẻ răng cưa tươi đi phơi khô, sau đó sắc với 600ml nước và chờ cô cạn còn lại ⅓ thì tắt bếp. Sử dụng nhiều lần trong ngày và không được để qua đêm.

Hỗ trợ chữa bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét sẽ gây ra những triệu chứng như: Sốt, ớn lạnh, cơ thể nhức nhối và thường xuyên buồn nôn. Để chấm dứt các triệu chứng cũng như đẩy lùi căn bệnh này, bạn hãy áp dụng bài thuốc đơn giản sau đây nhé

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 10g mỗi vị dây gắm, lá mãng cầu tươi, thảo quả, thường sơn và dây hà thủ ô. Cùng với 4g mỗi vị dây cóc, hạt cau và ô mai
  • Cho tất cả nguyên liệu sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ.
  • Chờ cho đến khi nước cô cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp
  • Sử dụng khi nước còn ấm, ngày sử dụng 2 lần, kiên trì sử dụng mỗi ngày cho đến khi hết bệnh thì ngừng hẳn

Một số lưu ý khi dùng cây chó đẻ

Mặc dù cây lá chó đẻ răng cưa rất tốt cho sức khỏe, có nhiều công dụng chữa bệnh. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể dùng được loại thảo dược này, sau đây là những lưu ý quan trọng trước khi bạn sử dụng thảo mộc chó đẻ răng cưa

  • Không được lạm dụng và sử dụng với liều lượng lớn khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ
  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng loại thảo mộc này
  • Những đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo mộc chó đẻ răng cưa, tuyệt đối không được sử dụng
  • Đối tượng bị bệnh huyết áp, hãy thận trọng khi sử dụng

Tác dụng phụ của cây chó đẻ

Mặc dù đây là loại thảo dược lành tính, nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách thì cũng có thể sẽ gặp một số các tác dụng phụ như sau

Nguy cơ vô sinh

Với tính hàn sẵn có trong cây, khi sử dụng với liều lượng quá cao có thể gây ra vô sinh và ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai, Mặc dù đến hiện nay vẫn chưa có một công bố nào về đề này, thế nhưng các chị em cũng không nên chủ quan, hãy đề phòng ở độ tuổi sinh đẻ là tốt nhất

Giảm huyết áp nhanh

Tính hàn là đặc tính vốn có sẵn trong cây, nên nó không hề tốt cho người bị huyết huyết thấp. Nêu sử dụng không đúng cách, loại thảo mộc có thể gây mất nước và làm huyết áp giảm nhanh chóng hơn

Gây teo gan và xơ gan

Mặc dù chúng ta đều biết, chó đẻ răng cưa được dùng để chữa lành các bệnh về gan. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng không đúng liều lượng, lạm dụng quá mức có thể dẫn đến hiện tượng teo gan và gây ra bệnh xơ gan

Kết luận

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Khi sử dụng để chữa bệnh thì bạn cần phải tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc các bác sĩ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực y học. Ngoài ra, chó đẻ răng cửa chỉ là loại thảo mộc được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh, không phải thuốc chữa bệnh nên bạn tuyệt đối đừng nhầm lẫn.

Xem thêm bài viết thịnh hành

Cây chó đẻ răng cưa và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây đuôi chuột và công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây hoàn ngọc và những công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây lạc tiên và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây lược vàng và tác dụng chữa bệnh hiệu quả đến bất ngờ
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Sử dụng thế nào?
Cây thù lù và công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây tầm bóp có tác dụng gì? Sử dụng đúng cách như thế nào?
Cây sâm đất và những công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây hương nhu và những công dụng chữa bệnh hiệu quả

Người Sáng Lập
      Cộng Đồng Seo VN
      Logo
      Enable registration in settings - general