Đối với hầu hết chị em phụ nữ, việc mang bầu là một điều tất yếu. Và thời điểm mang bầu là thời điểm vô cùng nhạy cảm, nên việc bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì luôn được quan tâm chú trọng hàng đầu. Một trong số đó chính là vấn đề “ Bà bầu có được ăn canh lá đắng không”.. để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết này nhé

Lá đắng là gì? Bà bầu có ăn được canh lá đắng không?

Để giải đáp được thắc mắc trên, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem lá đắng là gì nhé!

Cây lá đắng ( hay còn gọi là cây mật gấu) có tên khoa học là Vernonia amygdalin. Từ xa xưa, cây lá đắng đã được coi là một cây thuốc quý, thường được dùng để chữa một số bệnh như viêm phổi, tăng huyết áp, xuất huyết dạ dày,… nhờ thành phần chứa hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất, hợp chất thiên nhiên.

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không

Cây lá đắng được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Bộ phận chủ yếu được dùng làm thuốc là lá, sử dụng giống như một loại rau ( nấu canh, nấu nước sắc,…).

Thành phần hóa học của cây lá đắng: 

  • Chất xơ
  • Protein
  • Kali
  • Sắt
  • Photpho
  • Kẽm
  • Mangan
  • Canxi
  • Alcaloid
  • Tanin
  • Saponin
  • Steroid
  • Lignan
  • Vitamin A, C, E, K, B1, B2,…

Vì vậy, đáp án của câu hỏi “bà đẻ có ăn được canh lá đắng không?” là được. Thậm chí còn là lựa chọn vô cùng đúng đắn cho các mẹ bầu vì lá đắng mang lại rất nhiều lợi ích như bổ sung dưỡng chất, tăng tiết sữa, phòng tránh mắc một số bệnh trong quá trình mang thai,…

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không

Những công dụng của lá đắng đối với bà bầu

Từ lâu con người đã biết đến và sử dụng rộng rãi rau lá đắng như một loại thuốc quý, để hỗ trợ điều trị các căn bệnh như sau

Kiểm soát, điều hòa đường huyết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Thành phần saponin trong lá đắng có tác dụng thanh lọc máu, giảm lượng cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Các thành phần như saponin, tanin, steroid còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, cúm, ho, sốt, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi gây khuyết tật bẩm sinh, dị dạng

Kiểm soát, điều hòa đường huyết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Trị đau họng, ho, tiêu đờm

Nhờ thành phần saponin cùng các hợp chất nhóm xanthone tạo nên kháng thể giúp kháng lại các kháng nguyên gây ho, đau họng. Từ đó đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.

Hạ sốt, chữa cảm lạnh

Nhóm xanthone và acid phenolic có tác dụng hạ nhiệt, giải cảm cho cơ thể.

Tăng khả năng sinh sản, tăng tiết sữa

Các thành phần hóa học có trong lá đắng có tác dụng kích thích khả năng sinh sản, tăng co bóp cổ tử cung cho các mẹ bầu khó sinh. Đồng thời cũng kích thích tuyến sữa cho các bà mẹ sau sinh, tạo nguồn sữa dồi dào cho con.

Tăng khả năng sinh sản, tăng tiết sữa

Giảm buồn nôn, tăng cảm giác ngon miệng

Tuy có vị đắng, đối với một số người sẽ cảm thấy khó ăn nhưng lá đắng lại rất tốt trong việc làm giảm nôn, ốm nghén, giúp các mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.

Giải nhiệt

Ngoài phòng và chữa một số bệnh, các mẹ bầu cũng có thể dùng lá đắng như một loại trà giải nhiệt trong ngày hè oi bức để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đồng thời cũng giúp phòng tránh, điều trị táo bón thai kỳ.

Ngăn ngừa bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch

Thành phần tanin, acid linoleic, acid linolenic trong lá đắng có tác dụng ức chế một số loại men do vi khuẩn gây ra ở đường tiêu hóa, phòng tránh được các bệnh như táo bón, tiêu chảy, viêm ruột thừa,…; loại trừ các gốc tự do giúp giảm nguy cơ mắc ung thư; tăng đào thải muối nước giảm nguy cơ tăng huyết áp;…

Ngoài ra, cây lá đắng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm khớp, đái tháo đường, viêm gan, vàng da, rối loạn lipid máu, viêm đại tràng, viêm ruột, ung thư cổ tử cung, nhiễm trùng đường hô hấp,…

Ngăn ngừa bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch

Cách chế biến canh lá đắng

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Lá đắng ( nên chọn lá vừa hoặc hơi già)
  • Thịt ba chỉ hoặc thịt nạc xay nhỏ
  • Sả, ớt, mẻ
  • Dầu ăn, muối

Cách thực hiện:

  • Lá đắng bạn rửa sạch và thái nhỏ
  • Sả đập dập, thái nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái nhỏ
  • Dùng nồi nhỏ hoặc chảo sâu lòng, cho dầu ăn vào, bỏ sả vào xào cho thơm rồi cho thịt xay vào xào, nêm gia vị vừa ăn. Khi thấy thịt săn lại, hơi vàng thì đổ nước vào để nấu canh. Đợi nước sôi thì thêm lá đắng.
  • Sau đó cho thêm mẻ và ớt. Đợi canh sôi khoảng 1 phút là có thể ăn.
  • Bạn có thể dùng khi nóng hoặc nguội tùy sở thích.

Một số lưu ý khi sử dụng lá đắng cho bà bầu

Tuy lá đắng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời song cũng có những tác hại nếu bạn không sử dụng đúng cách như hạ đường huyết, sinh non, táo bón,… Hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây khi sử dụng lá đắng nhé:

  • Chỉ ăn canh lá đắng hoặc uống nước sắc 1-2 lần/ tuần, sau khi dùng khoảng 2 tuần thì ngưng 2-4 tuần rồi mới dùng tiếp.
  • Trong quá trình cho con bú không dùng quá nhiều lá đắng vì có thể làm cho sữa có vị đắng và khiến bé bỏ bú.
  • Cây lá đắng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các dược liệu khác. Vì vậy, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, thầy thuốc hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng và tránh những tác dụng không mong muốn.

==> Trên đây là một số công dụng mà cây lá đắng mang lại cho các mẹ bầu và tất nhiên là đã giúp các mẹ bầu trả lời được câu hỏi “ bà bầu có ăn được canh lá đắng không?”. Hy vọng bài viết ” Bà bầu có ăn được canh lá đắng không” này mang lại nhiều điều bổ ích, giúp các bạn có thêm hiểu biết về loại cây này và cách sử dụng nó cho bà bầu.

Xem thêm bài viết thịnh hành

Bà bầu có ăn được canh lá đắng không?
Cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi
Ăn tỏi đen có công dụng gì? Ai không được sử dụng tỏi đen
Cây cỏ xước – Thảo dược chữa bệnh rất phổ biến trong Đông Y
Cây dừa cạn là gì? Công dụng và cách dùng đúng cách thế nào?
Cây chó đẻ răng cưa và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây đuôi chuột và công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây hoàn ngọc và những công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây lạc tiên và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây lược vàng và tác dụng chữa bệnh hiệu quả đến bất ngờ