Lá ngải cứu xưa nay được dân gian sử dụng rộng rãi và được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, cầm máu vết thương, giảm đau nhức xương khớp hay dùng cho phụ nữ sau sinh để tống sản dịch, trị tắc tia sữa cho bà bầu và còn nhiều công dụng khác nữa. Để tìm hiểu cụ thể hơn về tác dụng của lá ngải cứu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, bạn hãy đọc ngay bài viết này được chia sẻ từ các chuyên gia của CỘNG ĐỒNG SEO VN nhé.

Thông tin cơ bản về lá ngải cứu

Cây ngải cứu được biết đến với các tên gọi như cây thuốc cứu, cây ngải diệp, lá ngải. Tên khoa học của ngải cứu là: Artemisia vulgaris L

Đặc điểm nhận dạng

  • Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông nhỏ màu trắng. 
  • Hoa tập trung mọc thành chùm kép ở đầu cành hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt, quả nhỏ không có lông. 
  • Lá ngải cứu khi vò nát có mùi thơm hắc

Tác dụng dược lý của lá ngải cứu

  • Theo y học cổ truyền, lá ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm hơn nữa còn có chứa các hoạt chất kháng khuẩn và chứa 0,2-0,34% tinh dầu sẽ giúp giảm đau, cầm máu nhanh. 
  • Theo các nghiên cứu thì cụ thể ngải cứu chứa các hoạt chất như tetradecatrilin, cineol, dehydro matricaria este, tricosanol,… nên làm giảm cơn đau rất hiệu quả
Tác dụng của lá ngải cứu

Tác dụng của lá ngải cứu với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Từ lâu con người đã biết đến và sử dụng rộng rãi cây ngải cứu như một loại thuốc quý, để hỗ trợ điều trị các căn bệnh như sau

Trị đau xương khớp, đau thần kinh tọa

Các thành phần hoạt chất có trong cây ngải cứu, có tác dụng giúp giảm đau và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau lưng, đau gai cột sống thì hãy nhanh chóng áp dụng theo các bài thuốc sau đây nhé

Sử dụng đơn độc

  • Chuẩn bị một ít lá ngải cứu đủ dùng cho 1 lần uống
  • Sau đó mang đi sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ
  • Đến khi nước cô cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp
  • Một ngày nên sử dụng 3 lần, sáng – trưa – chiều, kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để cảm nhận hiệu quả nhé.

Kết hợp với mật ong

  • Giã nát một ít lá ngải cứu thật nhuyễn
  • Sau đó lọc lấy nước và cho thêm vào 2 thìa mật ong
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần để đạt kết quả tốt nhất

Kết hợp với muối để chườm 

  • Chuẩn bị một ít lá ngải của và một nắm muối hột
  • Sau đó mang đi ran, sào nóng lá ngải cứu và muối cho đến khi độ nóng vừa đủ để chườm lên da. Hạn chế quá nóng, để tránh làm bỏng da.
  • Khi nguyên liệu đã nóng, cho hết vào khăn mỏng và dùng nó chườm lên các vùng da bị đau
Tác dụng của lá ngải cứu Trị đau xương khớp, đau thần kinh tọa

Hỗ trợ an thai, điều trị tử cung lạnh là một trong những công dụng của lá ngải cứu

Lá ngải cứu có tính hoạt huyết hiệu quả, nên thường được sử dụng trong các bài thuốc an thai, dọa sảy thai hoặc tử cung lanh. Để sử dụng, bạn có thể áp dụng theo các bài thuốc sau đây

Bài thuốc chữa chứng tử cung lạnh

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là xuyên khung, thục địa, ngải cứu, hương phụ, đương quy, bạch thược. 
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sau khô, sau đó tán thành bột
  • Mỗi ngày nên uống khoảng từ 12 đến 16g. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất

Giúp an thai

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là lá tía tô, ngải cứu, mỗi vị 16g
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 600ml nước
  • Đến khi nước cô cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp.
  • Chia nước thành 3 phần bằng nhau, sử dụng 3 lần vào các buổi: sáng – trưa – chiều sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Dọa sảy thai

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là: 24g đỗ trọng, 24g tang sinh ký, 12 hoàng cầm, 12g tô ngạnh, 15g bạch truật, 15g a giao, 6g sa nhân
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cô cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp
  • Sắc xong, chia ra 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Nên uống nước khi còn ấm

Chữa mụn, mẩn ngứa, nổi mề đay

Với khả năng giảm sưng viêm, mẩn ngứa, cây lá ngải cứu thường được dùng để chữa mụn, mề đay. Sau đây là bài thuốc dành cho bạn

  • Chuẩn bị một ít lá ngải cứu, rửa sạch với nước muối
  • Sáu đó giã nát cho thật nhuyễn
  • Dùng bã cốt đắp lên vị trí bị ngứa trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó hãy rửa sạch lại với nước sạch.

Tác dụng của lá ngải cứu là giúp lưu thông máu lên não

Tác dụng của lá ngải cứu với trứng gà là giúp giảm thiểu các triệu chứng, như: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc bị thiếu máu. Sau đây là bài thuốc cụ thể

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 2 quả trứng gà và một ít lá ngải cứu
  • Mang ngải cứu đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ và trộn đều với trứng gà, tiếp theo đánh đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại
  • Tiếp theo mang hỗn hợp đi rán cho đến khi chín vàng, nên sử dụng khi còn nóng để không có vị đắng.

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, đau họng

Nếu bạn không may mắn mắc phải các căn bệnh như: Cảm cúm hay đau họng, hãy áp dụng nhanh bài thuốc sau đây

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 100g lá bưởi, 100g lá khuynh diệp, 300g ngải cứu 
  • Mang tất cả hỗn hợp đi rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước đến khi sôi được khoảng 20 phút thì tắt bếp
  • Dùng khăn phủ lên đầu, xong với nguyên đã nấu trong khoảng thời gian 15 phút.

Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu

Chúng ta không thể phủ nhận những hiệu quả mà lá ngải cứu mang lại, tuy nhiên nó là một loại thuốc có tính dược lực mạnh nên cần được sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người âm hư, huyết nhiệt vì sử dụng ngải cứu sẽ sinh thêm nhiệt, nóng trong.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu (có thể gây sẩy thai)
  • Người có vấn đề về gan
  • Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột
Tác dụng của lá ngải cứu

⇒ Lá ngải cứu thật xứng đáng là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay phải không nào! Bài viết trên sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về cây thuốc này và cách sử dụng chúng cho thật hiệu quả, tránh lạm dụng gây các tác dụng ngược nhé. Nếu bạn thấy bài viết: “7 công dụng chữa bệnh của lá ngải cứu” của chúng tôi hữu ích, hãy chia sẻ nhanh cho người thân và bạn bè của bạn cùng biết nhé.

Xem thêm bài viết thịnh hành

Tác dụng của lá ngải cứu và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Bà bầu có ăn được canh lá đắng không?
Cách phân biệt mật ong rừng nguyên chất và mật ong nuôi
Ăn tỏi đen có công dụng gì? Ai không được sử dụng tỏi đen
Cây cỏ xước – Thảo dược chữa bệnh rất phổ biến trong Đông Y
Cây dừa cạn là gì? Công dụng và cách dùng đúng cách thế nào?
Cây chó đẻ răng cưa và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây đuôi chuột và công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây hoàn ngọc và những công dụng chữa bệnh hiệu quả bất ngờ
Cây lạc tiên và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả bất ngờ