Cây nhọ nồi và hơn 7 bài thuốc chữa bệnh cực kỳ nổi tiếng
Cây nhọ nồi là một trong những loại thảo mộc quá quen thuộc trong lĩnh vực Đông Y. Bởi chúng thường xuyên được sử dụng để hỗ trợ điều trị các loại bệnh, như: Viêm dạ dày, suy nhược cơ thể, viêm thận và còn nhiều căn bệnh khác nữa. Để có thể giúp cho bạn đọc hiểu hơn về loại thảo dược này, các chuyên gia của CỘNG ĐỒNG SEO VN đã tổng hợp và biên soạn ra bài viết này. Giờ thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về loại thảo mộc sài đất này nhé.
Thông tin cơ bản về cây nhọ nồi
Trong dân gian, cây nhọ nồi còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau, như: cây cỏ mực, hạn liên thảo và mặc hán liên. Còn tên gọi khoa học chính thức của loại thảo dược này là: Eclipta prostrata
Đặc điểm nhận dạng
- Cỏ nhọ nồi là loại thảo mộc mọc thẳng đứng, có chiều cao lên đến 80cm.
- Thân của loại thảo dược này có màu lục hoặc màu đỏ tía
- Lá nhọ nồi mọc đối xứng, mặt trên và mặt dưới đều có lông, chiều rộng của lá: 5 đến 15mm, còn chiều dài của lá: 2 đến 8cm
- Hoa có màu trắng, thường mọc ở kẽ lá hoặc cành
- Quả khô, có cánh, chiều dài khoảng 3mm, còn chiều rộng khoảng 1.5mm
Nơi phân bố và sinh sống
- Cây nhọ nồi là loại thực vật ưa thích kiểu khí hậu ôn đới và nhiệt đới gió mùa. Nên chúng thường có mặt tại các quốc gia sau: Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc, Brazil
- Tại Việt Nam, thảo mộc nhọ nồi thường xuất hiện tại các tỉnh vùng đồng bằng, miền núi và trung du
Sơ chế và bảo quản
- Sau khi thu hoạch xong, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi cây có độ giòn là được.
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong tui zip hoặc tui nilon và tránh ánh nắng trực tiếp
Tính vị
- Là loại thảo mộc có vị ngọt và chua
Một số công dụng nổi bật của cây nhọ nồi
Mặc dù thảo dược nhọ nồi có thể không khó để tìm thấy ở khu vực nước ta. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lại xem thường loại thảo dược này, bởi đây là một trong những loại thảo mộc có nhiều công dụng chữa bệnh và được ông bà ta áp dụng từ xưa đến nay. Sau đây là một số công dụng tuyệt vời của thảo dược nhọ nồi mà có thể bạn chưa bao giờ biết
Kháng khuẩn
Y học cổ xưa đã từng dùng cây nhọ nồi để chống nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị tiết niệu, mụn nhọt và chứng tưa lưỡi ở trẻ em rất hiệu quả. Đến năm 2011, cây nhọ nồi cũng được nghiên cứu và được công nhận với công dụng chống lại 9 loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau, trong số đó phải kể đến vi khuẩn E.coli – Là loại vi khuẩn gây nên tình trạng viêm tiết niệu và bệnh ngoài da như mụn nhọt.
Có tác dụng giảm đau
Một trong số những công tuyệt vời nhất của cây nhọ nồi đó chính là công dụng giảm đau, thường được áp dụng để hỗ trợ điều trị đau răng, đau lưng và viêm nha chu. Ngoài ra, cũng có rất nhiều thí nghiệm trên động vật với nhiều khu vực giảm đau khác nhau, đã cho chúng ta thấy thảo mộc nhọ nồi có công dụng tương đồng với thuốc giảm đau aspirin và codein.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ở quốc gia Ấn Độ, người ta thường sử dụng thảo mộc nhọ nồi để hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hoặc chứng táo bón. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học gần đây cũng đã cho chúng ta thấy. các thành phần hoạt chất có trong cây nhọ nồi, như: Tanin, Vitamin K, Carotene và Flavonozit, có khả năng trung hòa axit và giúp đẩy lùi các triệu chứng liên quan liên đến bệnh dạ dày như: Ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và đầy bụng
Tốt cho hệ hô hấp
Các thành phần hoạt chất có trong cây nhọ nồi có khả năng làm tan đờm, kháng viêm và có công dụng hỗ trợ điều trị các cơn ho khan, ho đờm vì cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng ở hệ hô hấp. Với đặc tính kháng khuẩn, nên nhọ nồi vừa có thể giảm ho đờm và vừa chống lại nhiễm trùng rất hiệu quả
Rất tốt cho tóc
Ngoài công dụng hỗ trợ chữa bệnh ra, nhọ nồi còn có khả năng giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Tất cả là nhờ vào hoạt chất: “Methanol” được tìm thấy trong dịch chiết của thảo dược nhọ nồi, có vai trò trong việc kích thích các nang tóc phát triển.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo các nhà khoa học, tính chất lợi tiểu là một trong những đặc tính vốn có của cây nhọ nồi. Cũng nhờ vì vậy mà loại thảo mộc này thường được sử dụng để giảm cholesterol, ổn định huyết áp và giúp cho trái tim luôn ở trạng thái tốt nhất
Chống ung thư
Tại quốc gia Ấn Đô, các nghiên cứu từ năm 2011 đã phát hiện ra rằng: “ Nhọ nồi là loại thảo mộc có có công dụng giúp tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển và hình thành của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan”. Cũng không ít tài liệu cho rằng, các thành phần hoạt chất vốn có sẵn của loại thảo dược nhọ nồi, có công dụng làm phân đoạn ADN và loại hẳn tế bào ung thư ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Phòng bệnh sốt rét
Nhọ nồi là loại thảo mộc có tính hàn, vị chua, tốt cho 2 kinh can và thận. Vậy nên, chúng có công dụng trong việc hạ sốt rất nhanh. Nếu bạn không may mắn bị sốt xuất huyết, sốt cảm lạnh hoặc sốt phát ban, hãy tìm cây nhọ nồi sử dụng để cảm nhận công dụng tuyệt vời của cây nhọ nồi nhé
Giúp cầm máu hiệu quả
Ngoài những công dụng đã được liệt kê ở trên ra, cây cỏ màu còn được dùng để cầm máu trong các trường hợp sau: Đại tiện ra máu, rong kinh, băng huyết sau sinh, rong kinh và rong huyết.
Một số bài thuốc nổi bật của cây nhọ nồi
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ thảo dược cỏ nhọ nồi. Sau đây là một số bài thuốc bạn có thể áp dụng ngay nếu bạn không may mắc phải những căn bệnh dưới đây
Hỗ trợ chữa trị bệnh ho ra máu
Trị bệnh ho ra máu là một trong những công dụng nổi bật nhất của cây nhọ nồi. Sau đây là bài thuốc mà bạn có thể áp dụng thử ngay tại nhà của mình nhé
- Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 25g nhọ nồi, 10g a giao, 20g bạch cập
- Mang tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị sẵn đi sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ
- Chờ cho đến khi nước cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp
- Chia ra 2 phần bằng nhau và sử dụng 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút
- Kiên trì sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần là bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm bớt đi rất nhiều.
Hỗ trợ điều trị chảy máu cam hoặc thổ huyết
Khi bạn mệt mỏi hoặc dạ dày đang bị tổn thương, các triệu chứng, như: chảy máu cam hoặc thổ huyết sẽ thường xuất hiện. Nếu bạn không may gặp phải tình trạng như vậy, hãy áp dụng bài thuốc sau đây
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là 10g trắc bá diệp, 15g lá sen, 30g cỏ nhọ nồi
- Mang tất cả các vị thuốc trên đi sắc với 1.5 lít nước trên lửa nhỏ
- Chờ cho đến khi nước cô cạn cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp
- Chia làm 3 phần bằng nhau và uống 3 lần trong 1 ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng bạn sẽ triệu chứng giảm đi rõ rệt.
Hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu
Nếu bạn đi ngoài ra máu, đó là tình trạng báo hiệu bạn đang có nguy cơ bị bệnh liên quan đến đường ruột. Nếu không tìm cách chữa trị thì sẽ kéo theo những hệ lụy không thể nào lường trước được trong tương lai, sau đây là bài thuốc giúp bạn đẩy lùi tình trạng đi ngoài ra máu
- Chuẩn bị lá nhọ nồi tươi
- Sau đó mang đi nướng cho đến khi lá khô lại
- Tiếp theo tán thành bột và lấy ra khoảng 8g hoà với nước cơm để uống, ngày sử dụng 2 lần. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng đi ngoài ra máu sẽ không còn nữa.
Hỗ trợ điều trị suy thận từ cây nhọ nồi
Nếu bạn đã được chuẩn đoán là bị suy thận, chữa trị nhiều lần không khỏi thì bài thuốc sau đây biết đâu lại giúp ích cho bạn
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là cây mã đề và cây nhọ nồi với liều lượng như nhau
- Mang tất cả đi rửa sạch và sau đó giã cho thật nhuyễn
- Vắt, lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày vào lúc đói
Bài thuốc hỗ trợ chữa sốt xuất huyết
Bài thuốc sau đây sẽ giúp và hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh sốt xuất huyết cho bạn cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là 16g mỗi vị kinh giới, nhọ nồi, bông mã đề. Cùng với 20g sắn vay và 3 lá gừng
- Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ
- Đến khi nước cô cạn còn khoảng ½ thì tắt bếp
- Chia nước ra làm 3 phần bằng nhau và sử dụng 3 lần trong ngày.
Bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị tình trạng kém ăn và bị suy nhược
Nếu bạn đang cảm thấy cơ của mình rơi vào tình trạng suy nhược, kén ăn và ăn không ngon thì hãy áp dụng bài thuốc sau đây nhé.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là 50g gừng, 100g mỗi vị cỏ mần trầu và nhọ nồi đã được phơi khô và sao vàng hạ thổ
- Sau đó cho thêm 3 nước dừa tươi và nấu trên lửa nhỏ.
- Chờ cho nước dưa cô cạn còn khoản 2/3 phần thì tắt bếp
- Chia ra làm 2 phần bằng và sử dụng 2 lần trong ngày
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ cây nhọ nồi
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh cực kỳ khó chịu, bởi chúng thường gây ra những triệu chứng khó kiểm soát, như: Sụt cân, vết thương lâu lành và viêm nướu…Để có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu đó cũng như hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh tiểu đường nhanh hơn, sau đây là bài thuốc tuyệt vời dành cho bạn đến từ loại thảo mộc rau mương
- Nguyên liệu cần chuẩn: 10g nữ trinh tử, 10g ngọc trúc, 10g mạch môn đông, 5 quả ô mai, 30g lư căn tươi, 10g cỏ nhọ nồi
- Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ
- Chờ cho đến khi nước cô cạn còn lại khoảng ⅓ thì tắt bếp
- Chia nước ra làm 2 phần bằng nhau, sử dụng 2 lần sau bữa ăn sáng và chiều khoảng 30 phút
Một số lưu ý khi sử dụng thảo mộc nhọ nồi
Mặc dù cây nhọ nồi rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng không phải vì thế, mà ai trong chúng ta cũng có thể sử dụng được loại thảo mộc này. Để ngăn chặn những tác dụng phụ xảy ra không như mong muốn, bạn cần phải đọc thật kỹ những lưu ý sau đây trước khi sử dụng thảo dược nhọ nồi
- Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng, bởi dễ gây ra nguy cơ sẩy thai
- Khi sử dụng cho trẻ nhỏ thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng
- Chỉ phù hợp sử dụng trong tình trạng bệnh nhẹ. Còn bệnh nặng, bạn cần phải đến cơ sở y tế để khám
- Không nên sử dụng cùng lúc với thuốc tây. Khoảng cách tốt nhất nên là 60 phút.
Xem thêm bài viết thịnh hành
Cây ô rô cạn, ô rô nước: Bài thuốc và cách chữa bệnh đúng cách
Cây rau mương: Công dụng và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây rẻ quạt dùng để làm gì? Công dụng và cách dùng thế nào?
Cây sài đất: Chữa hôi miệng, rôm sẩy, mụn nhọt rất hiệu quả
Cây ích mẫu và những bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả
10 Công dụng của tinh dầu sả chanh và mẹo sử dụng đúng cách
Bột trà xanh matcha có tác dụng gì? Uống có tốt không?
Trà hoa hồng nguyên bông có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì?
Trà ô long có công dụng gì? Cách pha trà đúng cách thế nào?
Nhụy hoa nghệ tây Saffron có công dụng gì? Uống thế nào?