Cây ngải cứu có tác dụng gì? Sử dụng chữa bệnh thế nào?

Cây ngải cứu là một trong những loại thảo mộc quá quen thuộc trong lĩnh vực Đông Y. Bởi chúng thường xuyên được sử dụng để hỗ trợ chữa các loại bệnh, như: đau nhức xương khớp, cảm cúm, ho, an thai và còn nhiều căn bệnh khác nữa. Để có thể giúp cho bạn đọc hiểu hơn về loại thảo dược này, các chuyên gia của CỘNG ĐỒNG SEO VN đã tổng hợp và biên soạn ra bài viết này. Giờ thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về loại thảo mộc sài đất này nhé.

Thông tin cơ bản về cây ngải cứu

Trong dân gian, cây ngải cứu còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau, như: Thuốc cứu, ngải diệp, cây thuốc cao… Còn tên khoa học của loại thảo mộc là: Artemisia vulgaris

Đặc điểm nhận dạng

  • Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông nhỏ màu trắng. 
  • Hoa tập trung mọc thành chùm kép ở đầu cành hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt, quả nhỏ không có lông. 
  • Lá ngải cứu khi vò nát có mùi thơm hắc
cây ngải cứu

Nơi sinh sống và phân bố

  • Cây ngải cứu được phân bố tại các khu vực sau: Bắc mỹ, Alaska, Bác Phi, Châu Á, Châu Âu
  • Tại Việt Nam, thảo mộc ngải cứu thường xuất nhiều tại các tỉnh thành: Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai……

Thu hái và bộ phận dùng

  • Ngải cứu thường được thu hái vào 6 tháng hàng năm, bộ phận thu hoạch sẽ lá

Thành phần hóa học và tính vị

  • Theo y học cổ truyền, lá ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm hơn nữa còn có chứa các hoạt chất kháng khuẩn và chứa 0,2-0,34% tinh dầu sẽ giúp giảm đau, cầm máu nhanh. 
  • Theo các nghiên cứu thì cụ thể ngải cứu chứa các hoạt chất như tetradecatrilin, cineol, dehydro matricaria este, tricosanol,… nên làm giảm cơn đau rất hiệu quả
cây ngải cứu

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ngải cứu

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ thảo dược ngải cứu rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc bạn có thể áp dụng ngay tại nhà nếu bạn không may mắn mắc phải những căn bệnh dưới đây

Trị đau xương khớp, đau thần kinh tọa

Các thành phần hoạt chất có trong cây ngải cứu, có tác dụng giúp giảm đau và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau lưng, đau gai cột sống thì hãy nhanh chóng áp dụng theo các bài thuốc sau đây nhé

Sử dụng đơn độc

  • Chuẩn bị một ít lá ngải cứu đủ dùng cho 1 lần uống
  • Sau đó mang đi sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ
  • Đến khi nước cô cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp
  • Một ngày nên sử dụng 3 lần, sáng – trưa – chiều, kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để cảm nhận hiệu quả nhé.

Kết hợp với mật ong

  • Giã nát một ít lá ngải cứu thật nhuyễn
  • Sau đó lọc lấy nước và cho thêm vào 2 thìa mật ong
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần để đạt kết quả tốt nhất

Kết hợp với muối để chườm 

  • Chuẩn bị một ít lá ngải của và một nắm muối hột
  • Sau đó mang đi ran, sào nóng lá ngải cứu và muối cho đến khi độ nóng vừa đủ để chườm lên da. Hạn chế quá nóng, để tránh làm bỏng da.
  • Khi nguyên liệu đã nóng, cho hết vào khăn mỏng và dùng nó chườm lên các vùng da bị đau
cây ngải cứu giúp trị đau xương khớp, đau thần kinh tọa

Bài thuốc giúp an thai, điều trị tử cung lạnh, dọa sảy thai

Lá ngải cứu có tính hoạt huyết hiệu quả, nên thường được sử dụng trong các bài thuốc an thai, dọa sảy thai hoặc tử cung lanh. Để sử dụng, bạn có thể áp dụng theo các bài thuốc sau đây

Bài thuốc chữa chứng tử cung lạnh từ cây ngãi cứu

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là xuyên khung, thục địa, ngải cứu, hương phụ, đương quy, bạch thược. 
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sau khô, sau đó tán thành bột
  • Mỗi ngày nên uống khoảng từ 12 đến 16g. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất

Giúp an thai

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là lá tía tô, ngải cứu, mỗi vị 16g
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 600ml nước
  • Đến khi nước cô cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp.
  • Chia nước thành 3 phần bằng nhau, sử dụng 3 lần vào các buổi: sáng – trưa – chiều sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Dọa sảy thai

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là: 24g đỗ trọng, 24g tang sinh ký, 12 hoàng cầm, 12g tô ngạnh, 15g bạch truật, 15g a giao, 6g sa nhân
  • Mang tất cả nguyên liệu đi sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cô cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp
  • Sắc xong, chia ra 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Nên uống nước khi còn ấm

Chữa mụn, mẩn ngứa, nổi mề đay

Với khả năng giảm sưng viêm, mẩn ngứa, cây lá ngải cứu thường được dùng để chữa mụn, mề đay. Sau đây là bài thuốc dành cho bạn

  • Chuẩn bị một ít lá ngải cứu, rửa sạch với nước muối
  • Sáu đó giã nát cho thật nhuyễn
  • Dùng bã cốt đắp lên vị trí bị ngứa trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó hãy rửa sạch lại với nước sạch.

Bài thuốc giúp lưu thông máu lên não từ cây ngãi cứu

Lá ngải cứu kết hợp với trứng gà sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng, như: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc bị thiếu máu. Sau đây là bài thuốc cụ thể

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 2 quả trứng gà và một ít lá ngải cứu
  • Mang ngải cứu đi rửa sạch, sau đó thái nhỏ và trộn đều với trứng gà, tiếp theo đánh đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại
  • Tiếp theo mang hỗn hợp đi rán cho đến khi chín vàng, nên sử dụng khi còn nóng để không có vị đắng.
Bài thuốc giúp lưu thông máu lên não từ cây ngãi cứu

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, đau họng

Nếu bạn không may mắn mắc phải các căn bệnh như: Cảm cúm hay đau họng, hãy áp dụng nhanh bài thuốc sau đây

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là 100g lá bưởi, 100g lá khuynh diệp, 300g ngải cứu 
  • Mang tất cả hỗn hợp đi rửa sạch, sau đó đun với 2 lít nước đến khi sôi được khoảng 20 phút thì tắt bếp
  • Dùng khăn phủ lên đầu, xong với nguyên đã nấu trong khoảng thời gian 15 phút.


Bài thuốc trị mụn cóc, mụn trứng cá, mụn cơm

Mặc dù mụn trứng cá, mụn cóc không phải là những căn bệnh nguy hiểm. Nhưng chúng lại là những căn bệnh cực kỳ khó chịu, làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu và tự ti khi giao tiếp, bởi vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài đang bị hủy hoại dần theo thời gian. Để có thể lấy lại vẻ đẹp cho làn da của bạn một cách nhanh chóng, sau đây là bài thuốc dành cho bạn

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là một ít lá rau ngải cứu đủ dùng cho 1 lần
  • Sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Mang nguyên liệu đi giã nát 
  • Lấy bã đắp lên những vị trí đang nổi mụn cơm, mụn trứng cá và mụn bọc
  • Sau 20 phút thì bạn hãy đi rửa sạch lại với nước. Kiên trì thực hiện như trong khoảng 7 đến 10 ngày, bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của thảo dược ngải cứu này nhé.

Bài thuốc trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy

Mặc dù ghẻ lở, rôm sảy không phải là những căn bệnh nguy hiểm. Nhưng chúng lại là những căn bệnh cực kỳ khó chịu, bởi chúng sẽ khiến cho bạn cảm thấy tự ti trước đám đông và gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống. Để giảm thiểu tình trạng bệnh ghẻ lở hay rôm sảy, bài thuốc sau đây sẽ giúp ích cho bạn 

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là một ít lá rau ngải cứu đủ dùng cho 1 lần
  • Sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Mang nguyên liệu đi giã nát 
  • Vắt lấy nước rồi hòa với nước lọc dùng để tắm hàng ngày
  • Chỉ cần kiên trì sử dụng trong vài ngày. Bạn sẽ thấy bệnh ghẻ lở, rôm sảy dần dần không còn nữa.

Bài thuốc trị cảm cúm

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng, như: khô họng, kèm theo sốt, viêm họng, rùng mình, nghẹt mũi, đau đầu…. thì có nguy cơ bạn đã bị cảm cúm. Và nếu bạn đã được chẩn đoán chính xác là bệnh cảm cúm, bài thuốc sau đây sẽ giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị là: Vỏ bưởi, lá khuynh diệp, ngải cứu đủ dùng cho 1 lần xông
  • Mang tất cả nguyên liệu đi đun sôi với 2 lít nước
  • Sau đó dùng mềm để xông toàn người trong vòng 15 phút
  • Chỉ cần thực hiện 2-3 ngày, bạn sẽ thấy bệnh tình của mình giảm đi nhanh chóng và dần khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh
Bài thuốc trị cảm cúm

Lưu ý khi sử dụng lá cây ngải cứu

Chúng ta không thể phủ nhận những hiệu quả mà lá ngải cứu mang lại, tuy nhiên nó là một loại thuốc có tính dược lực mạnh nên cần được sử dụng với liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người âm hư, huyết nhiệt vì sử dụng ngải cứu sẽ sinh thêm nhiệt, nóng trong.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu (có thể gây sẩy thai)
  • Người có vấn đề về gan
  • Bệnh nhân bị rối loạn đường ruột
  • Không nên sử dụng cùng lúc với thuốc tây, thời gian giãn cách nên là 60 đến 120 phút
  • Những đối tượng bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần của loại thảo mộc này, tuyệt đối không được sử dụng

Xem thêm bài viết thịnh hành

Cây nhọ nồi và hơn 7 bài thuốc chữa bệnh cực kỳ nổi tiếng
Cây ô rô cạn, ô rô nước: Bài thuốc và cách chữa bệnh đúng cách
Cây rau mương: Công dụng và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây rẻ quạt dùng để làm gì? Công dụng và cách dùng thế nào?
Cây sài đất: Chữa hôi miệng, rôm sẩy, mụn nhọt rất hiệu quả
Cây ích mẫu và những bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả
10 Công dụng của tinh dầu sả chanh và mẹo sử dụng đúng cách
Bột trà xanh matcha có tác dụng gì? Uống có tốt không?
Trà hoa hồng nguyên bông có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì?
Trà ô long có công dụng gì? Cách pha trà đúng cách thế nào?

Người Sáng Lập
      Cộng Đồng Seo VN
      Logo
      Enable registration in settings - general